Nếu bạn sống tại Phan Thiết thì chắc không lạ lẫm gì với món ăn này, nhưng nếu bạn đi đâu xa mà có ai đó nhắc đến cá rựa thì nỗi nhớ được ăn miếng chả cá rựa dai dai, thơm thơm lại mang mác trở về.
Đúng như tên gọi "cá rựa" vì nhìn giống y như cái rựa của dân miền trung dùng để chặt tre, chặt cây to cứng. Thân hình cá dài như cá hố nhưng dày thịt hơn và cong queo y chang chiếc rựa. Nhưng ai đó mới lần đầu biết đến loại cá này sẽ không khỏi bỡ ngỡ, hoài nghi có ăn được không bởi vì da cá có màu xanh trong rất đẹp mắt.
Ngư dân Phan Thiết có thể đánh bắt cá rựa quan năm nhưng bội thu nhất là vào cuối mùa hè và thu, mỗi con dài khoảng 60cm, to bằng bắp tay người lớn, có xương giữa cứng và nhiều xương dăm 2 bên sườn, nên loại cá này không thích hợp nấu ăn cho nhà có con nhỏ mà thích hợp hơn để làm nguyên liệu làm chả cá rựa.
Nếu bạn từng đến Lagi - Phan Thiết mà không ăn qua món bánh canh chả cá rựa nơi đây thì thật là tiếc vì khó tìm đâu ra món ăn ngon đặc trưng như nơi đây.
Cá rựa tươi sau khi được đánh bắt cập cảng cá Lagi, bà con chọn những con mập, to nhất mang về nấu bánh canh, làm chả. Sở dĩ co nấu bánh canh ở đây vì nó được kế hợp chung, tận dung nước lèo khi nấu cá trong nhiều giờ. Cá được lóc xương tạo ra những khứa thịt to trắng ngần, xương dem đi hầm trong nhiều giờ lấy nước ngọt nấu bánh canh sau đó.
Dùng 1 muổng nhôm nạo phần thịt đang dính trong da ra từng miếng mỏng cho đến khi chỉ còn miếng da. Tiếp theo bỏ hết thịt cá vào cối giã cho thật tơi nhuyễn, trong lúc giã cho thêm những gia vị như tiêu đen, tỏi, một ít bộ ngọt, đường...giã đến khi nào thịt cá thành 1 loại nguyên liệu hỗn hợp nhuyễn đặc và thơm lừng để làm chả cá rựa.
Tiếp đến hỗn hợp này được cho lên 1 chiếc mâm nhôm có tráng qua dầu ăn cho khỏi dính, rồi từ đó có thể nặn thành hìn tròng, hình vuông, dẹp...cho vừa nồi hấp. Cá được hấp cách thủy để tránh làm ướt và màu chả không được đẹp.